Thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Bắc Ninh

05Th6

Thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Bắc Ninh

Để thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam sẽ cần thỏa mãn nhiều điều kiện về hồ sơ và thủ tục khác nhau. Vì vậy trước khi quyết định thành lập doanh nghiệp chế xuất, khách hàng cần nắm được các quy định cụ thể về doanh nghiệp chế xuất. Để hỗ trợ khách hàng, Ali Law sẽ cung cấp thông tin về điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Bắc Ninh đầy đủ và chính xác nhất.

Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập, hoạt động trong khu chế xuất hoặc là những doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong các khu công nghiệp, trong khu kinh tế.

Các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng hóa tiêu dùng nhằm mục đích là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và phải nằm trong khu chế xuất. Những sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất sản xuất ra phải xuất khẩu 100% ra nước ngoài và phải thực hiện khai báo với cơ quan hải quan để trở thành doanh nghiệp chế xuất.

Những doanh nghiệp chế xuất đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của tất cả những quốc gia và của các vùng lãnh thổ trên thế giới.

Quy định riêng áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất:

– Doanh nghiệp chế xuất sẽ được áp dụng những quy định với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ những quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu.

– Các doanh nghiệp chế xuất  được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng những hệ thống tường rào, có cổng, cửa ra vào bảo đảm được các điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan và của cơ quan chức năng có liên quan.

– Các doanh nghiệp chế xuất sẽ được mua những vật liệu xây dựng, mua văn phòng phẩm, mua lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng các công trình phục vu cho điều hành bộ máy văn phòng, sinh hoạt của cán bộ, của công nhân làm việc tại doanh nghiệp.

– Thủ tục hải quan, việc kiểm tra và giám sát hải quan đối với những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất được thực hiện theo pháp luật hải quan.

– Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp chế xuất với những khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam mà không phải khu phi thuế quan là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ những trường hợp khác theo quy định.

– Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa những tài sản thanh lý của doanh nghiệp và những hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại.

Quy định về việc tạm trú trong doanh nghiệp chế xuất

Theo quy định tại Điều 29 của Nghị định 82/2018 Nghị định chính phủ quy định quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế việc tạm trú trong doanh nghiệp chế xuất được quy định như sau:

– Trong khu công nghiệp, trong khu chế xuất không được cho phép dân cư sinh sống.

– Chỉ những người làm việc ở trong doanh nghiệp chế xuất, nhà đầu tư và người có quan hệ công tác với doanh nghiệp chế xuất mới được ra vào doanh nghiệp chế xuất.

– Trong trường hợp cần thiết thì người nước ngoài cũng được phép tạm trú tại doanh nghiệp chế xuất theo quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng việc tạm trú này phải đáp ứng các điều kiện: Để phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp; không kèm theo gia đình, người thân; cần phải tuân thủ theo thủ tục đăng ký và thực hiện khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật; nơi ở phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất, văn phòng.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất

Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất đó là phải đảm bảo đáp ứng được các quy định riêng áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất tại Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quy hoạch, thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp và khu kinh tế như sau:

  • Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào;
  • Đảm bảo điều kiện kiểm tra giám sát của hải quan và các cơ quan chức năng;
  • Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam;
  • Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.
    thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Bắc Ninh

 

Thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Bắc Ninh

Hình ảnh: ineternet

Thủ tục và quy trình thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Bắc Ninh

Để thành lập công ty chế xuất thành công, thì doanh nghiệp cần chuẩn bị thủ tục đăng ký kinh doanh và thực hiện theo quy trình sau đây:

Bước 1: Soạn hồ sơ đăng ký thành lập công ty chế xuất

Để thành lập công ty chế xuất thì doanh nghiệp cần soạn thảo đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ gồm những thủ tục sau:

– Danh sách cổ đông hay thành viên công ty;

– Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu bản sao hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập…

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp chế xuất

– Điều lệ công ty.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Bắc Ninh tại Sở KH & ĐT

– Doanh nghiệp nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư trực thuộc nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ của công ty.

– Sau đó, chờ từ 3 – 5 ngày để được cấp giấy phép thành lập công ty chế xuất.

– Trường hợp hồ sơ thiếu sót hay không hợp lệ, Sở KH & ĐT sẽ trả lời lý do bằng văn bản.

Lưu ý: Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Ali Law soạn thảo hồ sơ để tránh tình trạng hồ sơ sai sót.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Bắc Ninh

Bước 4: Khắc con dấu công ty

– Doanh nghiệp EPE sẽ cần có con dấu riêng cho công ty mình. Do đó, doanh nghiệp phải nhanh chóng khắc con dấu sau khi có mã số thuế. Hình thức con dấu do doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên phải đảm bảo có đủ những thông tin cần thiết về tên công ty cũng như mã số doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, địa chỉ.

Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

– Chủ công ty chế xuất mang theo giấy đăng ký doanh nghiệp, con dấu và chứng minh nhân dân đến ngân hàng để đăng ký mở tài khoản giao dịch cho công ty. Sau đó, làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư theo quy định.

Bước 6: Đăng ký mua chữ ký số

– Doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online.

– Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Chế xuất của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.

Bước 7: Treo bảng hiệu công ty và thông báo phát hành hóa đơn GTGT

– Doanh nghiệp đặt làm bảng hiệu của công ty mình, sau đó treo bảng hiệu công ty để thuận tiện cho việc quản lý. Kích thước cũng như hình thức bảng hiệu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định, tuy nhiên, nội dung phải đảm bảo đầy đủ về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại…

– Công ty chế xuất thực hiện thông báo phát hành hóa đơn lên cơ quan quản lý có thẩm quyền, khi được cho phép thì mới được sử dụng hóa đơn.

Bước 8: Tiến hành kê khai và đóng thuế sau khi mở doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai và đóng thuế đầy đủ sau khi thành lập công ty chế xuất. Các loại thuế cụ thể bao gồm:

– Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.

– Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.

– Lệ phí môn bài, công ty chế xuất được miễn tiền lệ phí môn bài  trong năm đầu tiên thành lập

Bước 9: Góp vốn vào công ty chế xuất

– Nhà đầu tư có thể tiến hành góp vốn bằng tài sản, tiền Việt Nam, ngoại tệ hay bằng các tài sản sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh… được định giá phù hợp.

– Thời hạn góp vốn tối đa trong công ty chế xuất là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Các thành viên cổ đông phải góp đủ số vốn đã cam kết.

– Trường hợp không góp đủ vốn, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ để tránh bị xử phạt hành chính.

Bước 10: Thuê dịch vụ kế toán hoặc kế toán viên

–  Để giải quyết những vấn đề về sổ sách, quyết toán thuế cho công ty, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ kế toán của chúng tôi để tiết kiệm chi phí. Nếu doanh nghiệp có điều kiện thì có thể thuê cho công ty một kế toán viên.

Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Bắc Ninh của Luật Ali Law & Cộng sự

Thành lập doanh nghiệp chế xuất không đơn giản và dễ thực hiện như việc các doanh nghiệp thông thường khác. Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn tổng quan về các vấn đề pháp lý trong việc thành lập công ty chế xuất. Nếu có bất cứ thắc mắc gì khác liên quan, hãy liên hệ hotline:0789397861 – 039265190  để được tư vấn.

Ali Law– Đồng hành pháp lý cùng bạn. Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi luôn luôn lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp, tư vấn tận tình và đầy đủ những vướng mắc mà khách hàng gặp phải về các vấn đề pháp lý xung quanh việc thành lập doanh nghiệp chế xuất.

Luật sư. Ths Nguyễn Thị Tươi

Công ty Luật Ali Law & Công sự

#luatsubacninh #luatsudoanhnghiep #tuvanthanhlapdoanhnghiepchexuat #congtycovonnuocngoai #doanhnghiepvadaututaibacninh

zalo
facebook