Thủ tục xin ly hôn được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015

18Th5

Thủ tục xin ly hôn được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Khái niệm: Ly hôn là sự chấm dứt mối quan hệ giữa 2 vợ chồng trên danh nghĩa pháp luật công nhận theo yêu cầu của vợ chồng Nghĩa hiểu thực tế 2 vợ chồng không còn ở chung với nhau và đồng thời dẫn đến 1 số việc như: Ai nhận trách nhiệm nuôi con, chia tài sản,…

Chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên như sau:

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị để ly hôn?

Về cơ bản thì các loại giấy tờ dùng trong trường hợp đơn phương ly hôn hoặc thuận tình ly hôn đều giống nhau. Những giấy tờ cần thiết gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực); Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực); Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực); Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

– Trường hợp không giữ Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao.

– Trường hợp không có Chứng minh nhân dân của vợ/chồng thì theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.

Hình ảnh: internet

Nộp đơn ly hôn ở đâu?

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm.

* Đối với trường hợp thuận tình ly hôn

Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết.

* Đối với trường hợp đơn phương ly hôn

Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Do đó, trong trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Đáng lưu ý: Hiện nay, theo quy định của khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, vợ, chồng không được ủy quyền ly hôn cho người khác tham gia tố tụng mà chỉ được nhờ nộp đơn, nộp án phí… Thay vào đó, nếu không thể tham gia tố tụng thì vợ, chồng có thể gửi đơn đề nghị xét xử vắng mặt đến Tòa…

Quy trình ly hôn đơn phương

Quy trình sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện). Vợ hoặc chồng – người muốn ly hôn đơn phương phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu và chứng cứ về hành vi bạo lực gia đình (nếu có) của người còn lại để nộp cho Tòa án có thẩm quyền (đã nêu ở trên).

Bước 2: Hòa giải. Sau khi nhận được đơn ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ xem xét có nhận và thụ lý vụ án ly hôn không. Nếu xét thấy có căn cứ để xét đơn ly hôn đơn phương thì yêu cầu người nộp đơn nộp án phí tạm ứng và tiến hành hòa giải.

Nếu hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành nếu không hòa giải được thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.

Bước 3: Mở phiên tòa sơ thẩm. Sau khi xét xử, Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.

Để biết thêm thông tin chi tiết và được hỗ trợ vui lòng liên hệ với luật sư theo địa chỉ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH ALI LAW & CỘNG SỰ

Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà Dianmond Flower, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nôi

Văn phòng tại Bắc Ninh: Tầng 3, Tòa nhà GND, Khu đô thị Hud Trầu Cau, đường Lý Anh Tông,  phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Tel/Zalo: 0392651910 – 0789397861

#luatsuthudo #luatsulyhon#luatsudansu#luatsutuvan#luatsutranhtung

#luatsuhonnhangiadinh#luatsuhanoi

 

 

 

 

zalo
facebook